Trường MẪU GIÁO MỸ QUỚI

"Cô giáo như mẹ hiền"

Chuyên đề tăng cường tiếng việt
Ngày đăng: 19-11-2024
Chuyên đề tăng cường việt

 

 

 

 

UBND THỊ XÃ NGÃ NĂM

 TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ QUỚI

 

 

 

 

BÀI GIẢNG

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CHO TRẺ EM

 VÙNG DÂN DÂN TỘC

 

HỌ VÀ TÊN: PHẠM NGỌC ĐÍNH

 

 

Mỹ Quới, ngày 19 tháng 12 năm 2024

 

 

 

 

 

 

1. Mục đích của việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS trong trường mầm non

Trang bị cho trẻ người dân tộc thiểu số vốn tiếng Việt và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chính xác.

* Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số  trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong trường mầm non, Là CBQL và giáo viên cần trang bị những nội dung gì cho trẻ?

- Môi trường cho trẻ: Môi trường thiên nhiên, Môi trường vật chất, môi trường tâm lý- xã hội. 

2. Hướng dẫn xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS trong trường mầm non

 2.1. Môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người DTTS

 Với phương châm “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”, hay Môi trường được coi là "người thầy thứ ba" trong quá trình học tập của trẻ, nơi truyền cảm hứng, kích thích và cho phép trẻ chơi, khám phá thế giới và nghiên cứu các chủ đề của bản thân. Tất cả những cơ hội học tập này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình. Trường học, nhóm/ lớp học phải là nơi trẻ cảm thấy “thuộc về” như ở nhà của mình, mà ở đó trẻ cảm thấy thoải mái và tích cực tham gia hoạt động theo ý thích. Do đó, chung tay xây dựng môi trường sống và giao tiếp ở trường mầm non cho trẻ là trách nhiệm của toàn đội ngũ nhà giáo dục trong của trường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội, và sự tham gia của trẻ chính là chủ thể của quá trình giáo dục.

 Về nguyên tắc, trẻ học ngôn ngữ tốt nhất trong bối cảnh hoàn toàn tự nhiên. Điều này áp dụng cho mọi trẻ em khi học một ngôn ngữ, cũng như khi trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn của quá trình phát triển ngôn ngữ, mà ở đó ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ đang trong quá trình phát triển dang dở (chưa hoàn thiện) và khi đến trường trẻ em DTTS học thêm một ngôn ngữ thứ hai. Điều tốt nhất một giáo viên có thể làm để hỗ trợ trẻ phát triển tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ tốt là tạo ra môi trường ngôn ngữ tương tự như bối cảnh tự nhiên mà trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở nhà. Hãy hình dung về cách mà bạn giao tiếp với con của bạn ở độ tuổi từ 0 - 5 ở nhà. Một môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ - đó là một bối cảnh mà đứa trẻ được bao quanh bởi những cuộc trò chuyện và rất nhiều cơ hội để giao tiếp với người khác, được cung cấp nhiều tương tác ngôn ngữ phong phú. Xây dựng một môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ là:

- Tận dụng mọi cơ hội sử dụng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ để tương tác, để chia sẻ suy nghĩ, để nói chuyện, để trao đổi hay đối thoại với nhau.

- Xây dựng một môi trường nuôi dưỡng cảm xúc, tạo nên tình cảm yêu thương và xây dựng sự tự tin cho trẻ.

- Xây dựng nên một môi trường học tập, tạo ra một nơi mà cả tình yêu thương, ngôn ngữ và học tập cùng đồng thời diễn ra.

 Lưu ý:

 - Nhiều không có nghĩa là đưa ra thật nhiều câu hỏi cho trẻ. Việc đặt quá nhiều câu hỏi có thể tạo ra áp lực cho trẻ.

- Câu hỏi được đưa ra dựa trên những gì trẻ đang làm gắn với bối cảnh tự nhiên và có ý nghĩa, phù hợp với khả năng của trẻ.

- Trẻ không chỉ học từ người lớn mà còn học từ các bạn trong lớp. Tạo cho trẻ các cơ hội tương tác và nói chuyện với bạn, với cô để trẻ phát triển ngôn ngữ của chính mình. Trẻ thậm chí tiếp thu ngôn ngữ bằng việc nghe người khác nói và tương tác.

Môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ ở trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái (về cả tinh thần lẫn thể chất) để học tập của trẻ em, cũng như ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của giáo viên ở trường mầm non. Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS là: (i) Tất cả những gì trẻ em cần để sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn; (ii) Là đảm bảo cho trẻ cảm thấy thoải mái và tham gia tích cực chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ đợi sự hướng dẫn/ chỉ bảo từ phía người lớn; iii) Là đảm bảo cho mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có nhằm hình thành những kỹ năng học tập và giao tiếp cần thiết để trẻ em có thể sẵn sàng học tập ở tiểu học và cuộc sống sau này. Môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ ở trường mầm non bao gồm: (i) môi trường thiên nhiên và môi trường vật chất; (ii) môi trường tâm lý- xã hội;

  2.2. Tổ chức môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong trường mầm non.

 Để xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ DTTS trong trường mầm non, chúng ta dựa vào Bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số dựa trên tiếng mẹ đẻ và văn hóa địa phương .

2.2.1. Môi trường vật chất

a. Môi trường vật chất trong lớp

- Môi trường lớp học được phân chia thành các góc/ khu vực hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu học tập và tăng cường tiếng Việt như: có bảng thông tin/ truyền thông; biển hiệu, biểu bảng, tên góc… đều được viết bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ (nếu có). Số lượng góc và các góc trong lớp tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện lớp học, tuy nhiên nhất thiết phải có góc học tập hay góc ngôn ngữ, thư viện để trẻ trao đổi với nhau bằng lời nói và tương tác với tài liệu in.

 

  - Khai thác, sử dụng tối đa đồ dùng, vật liệu địa phương (sử dụng đồ dùng sinh hoạt, sản phẩm văn hóa dân gian, trang phục dân tộc, nhạc cụ của dân tộc thiểu số trong góc chơi, góc thư viện và sách truyện...) để trẻ phát triển lời nói tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ.

- Các góc/khu vực hoạt động có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đều được dán tên góc, dán nhãn tên đồ vật bằng tiếng Việt (theo mẫu chữ in thường) và tiếng mẹ đẻ của trẻ trong lớp (nếu có). Kích cỡ chữ vừa đủ to để trẻ nhìn rõ và phù hợp với kích thước với góc/ khu vực hoặc đồ vật.

 

- Góc sách (góc ngôn ngữ) hoặc thư viện có các tranh/ ảnh, sách tranh truyện bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ từ các dân tộc khác nhau theo vùng miền, dân tộc; có các bộ sưu tập các câu chuyện, văn vần, hò vè… của địa phương. Các tài liệu in, sách, tranh ảnh... cần được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Giáo viên và trẻ có thể làm ra các bộ sưu tập khác nhau (bộ sưu tập về con vật; cây xanh; trang phục của đồng bào; món ẩm thực địa phương; các nhạc cụ... từ tranh ảnh các loại và viết lời tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ bên dưới)

 

- Trong góc học tập/ khu vực hoạt động ngôn ngữ, thư viện có thể bổ sung thêm các đồ dùng, dụng cụ (giấy trắng, giấy màu, giấy đã qua sử dụng; bìa màu, bìa cứng, bút chì, bút chì màu, bút sáp; kéo, hồ dán, thước kẻ…; tranh/ảnh; thẻ tên của trẻ, tên đồ dùng; thẻ chữ cái rời, chữ số, các hình tròn/ vuông, tam giác ở các kích cỡ khác nhau) để trẻ có thể vẽ tranh, làm sách, làm thẻ, viết thư, bưu thiếp… theo ý thích và viết chữ lên đó.

- Trong góc học tập/ khu vực hoạt động ngôn ngữ có thể có các đồ chơi, học liệu để trẻ có nhiều cơ hội học tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ thông qua chơi (bộ ảnh đồ vật, thẻ hai phần, thẻ ba phần, thẻ nét; thẻ chữ cái rỗng, thẻ chữ cái cát; hộp cát/ cà phê... (tham khảo ở phần phụ lục); có các nguyên vật liệu thiên nhiên (lá cây để trẻ đồ/ vẽ; các hột hạt, viên sỏi, dây gai, giấy màu vụn, vải vụn...).

- Ở nơi có điều kiện, mỗi lớp có thể được trang bị các thiết bị nghe, nhìn như tivi, đầu đĩa, raddio,… để trẻ có thể nghe, xem băng đĩa, xem phim các chương trình hỗ trợ học tập bằng tiếng Việt.

 - Đồ dùng, đồ chơi cần được xếp đặt ở trạng thái mở, mang “tính chào mời”, khuyến khích trẻ hoạt động. Việc sắp xếp sao cho trẻ thuận tiện lấy dùng và cất dọn sau khi dùng. Trong lớp cần có quy định về việc cất dọn (được viết bằng các câu ngắn tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ; hoạc vẽ hình ảnh/ kí hiệu, biểu tượng... để trẻ có hành vi đúng khi vào các góc đó).

 - Trang trí lớp học nhẹ nhàng và đẹp, tránh treo quá nhiều tranh ảnh, nhiều màu sắc làm “mệt mắt” của trẻ. Ở các góc phòng, trên bàn, trên tường... có  thể trang trí nhẹ nhàng một số cây xanh, tạo không gian mát mẻ, gần gũi thiên nhiên.

  b. Môi trường vật chất ngoài lớp học.

  - Có các khu vực hoạt động chung (sân chơi, vườn cây/ vườn rau, khu vực chơi đóng vai, khu vực chơi thể chất, thư viện... là nơi trẻ có nhiều cơ hội giao lưu với nhau bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ) được phân chia thành những khoảng không gian đủ để trẻ hoạt động thoải mái. Ở các khu vực này cần có những đồ dùng, đồ chơi đủ để trẻ được chơi cùng nhau và cơ hội trò chuyện, trao đổi với nhau.

- Cần có nhãn ghi tên khu vực, các bảng thông tin, bảng chỉ dẫn, nội quy, khẩu hiệu, bảng truyền thông, biểu bảng … ở khu vực vui chơi, khu công cộng của trường bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ (nếu có).

  - Hành lang, lối đi, sân trường đều được tận dụng tạo môi trường chữ cái, chữ viết và chữ số bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ (nếu có). Trên bề mặt sân chơi trong trường, ở những khoảng không có thể tạo ra các trò chơi để trẻ vừa tham gia vận động, vừa nhận biết chữ cái đã học.

  - Thư viện có đa dạng các tranh/ ảnh, sách tranh truyện bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ và các đồ dùng, vật dụng phù hợp (bàn, ghế, gối ngồi...); các bảng hướng dẫn/ chỉ dẫn, nội quy/ quy định được viết bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ (nếu có). Sách truyện, đồ dùng, vật dụng đều được sắp xếp gọn gàng sau khi sử dụng và có gắn tên trên đồ dùng.

 - Các hoạt động ngoài lớp học được tổ chức (ngày lễ hội; hội thi, giao lưu văn nghệ; đọc thơ/ kể chuyển; vui chơi…) để trẻ có cơ hội được thể hiện khả năng sử dụng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ

- Tại thư viện chung của trường, có thể khai thác và biên soạn lại các câu chuyện từ văn hóa dân gian của địa phương (sưu tầm các trò chơi; câu chuyện kể; bài thơ/ văn vần; hò vè; câu đố… và cải biên thành tài liệu nguồn bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) để trẻ có cơ hội tiếp xúc và học hỏi.

2.2.2. Môi trường tinh thần

  a. Trẻ em

- Trẻ hoàn toàn cảm thấy thoải mái, mạnh dạn, tự tin sử dụng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ để giao lưu/ giao tiếp và trong các hoạt động (chơi đóng vai, chơi  ngoài trời…), không bị ngăn cấm hay cản trở. Điều này được thể hiện ở nét mặt vui tươi, thực sự trò chuyện với bạn, chơi hết mình...

 - Trẻ được tham gia các hoạt động học và chơi, hoạt động tăng cường tiếng Việt dựa trên tiếng mẹ đẻ của trẻ (tiếng mẹ đẻ của trẻ được tôn trọng trong hoạt động hàng ngày) ở mọi lúc mọi nơi, thông qua các hoạt động khác nhau (kể cả ăn, chơi và học tập).

- Trẻ được tự chọn những hoạt động yêu thích và phù hợp với khả năng của bản thân để bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết của mình bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ, trong đó khuyến khích trẻ trò chuyện trong chơi đóng vai; nghe kể chuyện; kể về sự kiện đã xảy ra; kể chuyện theo tranh hay vật thật; kể lại chuyện được nghe; đọc thơ, văn vần, hò vè...

  - Trẻ được dành thời gian đủ để được nghe hiểu thông tin (nghe kể chuyện, đọc sách, nghe tivi/ đài...) và thực hành nói tiếng Việt (qua kể lại sự việc, kể lại chuyện, mô tả tranh, chơi trò chơi ngôn ngữ yêu thích...) và sử dụng tiếng mẹ đẻ (nếu trẻ gặp khó khăn trong biểu đạt)

 - Trẻ được thực hiện các hoạt động làm sách truyện; làm sách, làm bộ sưu tập chủ đề và làm quen với viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, sau hoạt động khám phá, hoạt động kể chuyện… Trẻ được tham gia tạo chữ cái được học theo nhiều cách khác nhau (xếp chữ cái từ hột hạt, giấy vê nhỏ; tập vẽ nét, viết theo chữ cái yêu thích trên cát; viết tên của bản thân, “viết thư”, “viết thiếp chúc mừng”...

- Trẻ được tham gia các trò chơi khác nhau: trò chơi với ngón tay; chơi với các thẻ hình, thẻ chữ....

b. Giáo viên

- Giáo viên xây dựng chương trình giáo dục và kế hoạch giáo dục tăng cường tiếng Việt dựa vào tiếng mẹ đẻ của trẻ. Chương trình và kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, đặc thù ngôn ngữ tiếng dân tộc và điều kiện văn hóa địa phương. Đồng thời chương trình giáo dục chú ý đến việc giáo dục tiếng Việt (để chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1) và tiếng mẹ đẻ (để bảo vệ văn hóa bản địa)

  - Giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt dựa vào tiếng mẹ đẻ phù hợp với nhu cầu của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị đi học lớp 1 theo kế hoạch rõ ràng. Càng có nhiều hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ (buổi chiều) càng giúp trẻ có nhiều cơ hội học các từ mới, mẫu câu mới trong tiếng Việt, và tiếng mẹ đẻ giúp trẻ hiểu nghĩa của các từ và câu nói sâu sắc hơn. Đồng thời cần gắn với đa dạng các chủ đề học tập để vốn từ vựng của trẻ ngày càng phong phú và mở rộng được các thành phần câu nói.

- Cô giáo tận dụng tối đa các hoạt động hàng ngày (ăn, vệ sinh, chơi..) chơi ở trong và ngoài lớp học để trẻ giao tiếp với cô, với bạn bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đặc biệt chú ý đến các trò chơi ngôn ngữ (phát triển vốn từ vựng, khả năng giao tiếp, văn hóa biểu đạt…). Đồng thời giáo viên cần có sự xen kẽ giữa chơi cá nhân với chơi tập thể, giữa động và tĩnh để đảm bảo sự phát triển của trẻ.

 - Cô giáo thường xuyên trò chuyện, kể chuyện và đàm thoại về nội dung câu chuyện, đọc sách cho trẻ bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ, chơi các trò chơi ngôn ngữ. Trong trường hợp cô không biết tiếng mẹ đẻ của trẻ thì có thể phải nhờ giáo viên khác, người thân của trẻ hoặc trẻ biết tiếng Việt tốt hỗ trợ các bạn trong lớp.

 - Cô giáo cho trẻ làm quen chữ cái rời qua trò chơi và trẻ ôn luyện bằng các trò chơi khác nhau; cô giáo cho trẻ làm quen với sách truyện, bút và giấy, các thẻ chữ cái và chữ viết tiếng Việt; tổ chức cho trẻ vẽ nét chữ cái tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ (nếu có), phù hợp với khả năng trẻ.

- Cô giáo cần tôn trọng trẻ nói như: ngồi xuống ngang bằng trẻ, mắt nhìn vào trẻ đang nói; Lắng nghe trẻ nói (bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của trẻ); Chủ động trò chuyện với trẻ và trả lời câu hỏi của trẻ; khuyến khích trẻ đặt câu hỏi bằng tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ. Khi cần hỏi trẻ, cô giáo đến gần trẻ và ngồi xuống sát trẻ để hỏi; trong trường hợp trẻ chưa hiểu câu hỏi của cô, giáo viên cần điều chỉnh nói chậm rãi hơn, chỉnh câu hỏi để trẻ dễ hiểu hơn.

 - Cô giáo trao đổi với cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về sự phát triển của trẻ, về cách thức trò chuyện, chơi và giao tiếp với trẻ bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt tại gia đình; Hướng dẫn cha mẹ của trẻ tổ chức môi trường giao tiếp bằng lời nói (tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ) bằng cách cha mẹ, người chăm sóc trẻ hoặc các anh, chị lớn trong gia đình nói chuyện với trẻ.

* Hiệu quả của môi trường giáo dục, tăng cường tiếng việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, được đánh giá trên cơ sở kết hợp giữa kết quả bảng kiểm môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ với kết quả đánh giá cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ theo quá trình. Nếu kết quả bảng kiểm môi trường tăng cường tiếng Việt đánh giá cao song kết quả cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong các hoạt động chơi, hoạt động học trong môi trường đó thấp thì cần phải xem xét nguyên nhân và đề ra giải pháp hợp lý để nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ trong các hoạt động.

 

 

 

 

 

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

HOẠT ĐỘNG THƠ DÀNH CHO TRẺ 3-4 TUỔI

 

 

 

 

 

 

I. Mục tiêu

- Trẻ đọc thuộc bài thơ "Đèn đỏ đèn xanh". Trẻ được làm quen với tiếng việt qua từ " Đèn giao thông;  đèn đỏ đèn xanh".

 - Trẻ đọc thuộc thơ, nói rỏ các tiếng, Trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc từ "Đèn giao thông; đèn đỏ đèn xanh".

- Trẻ biết thực hiện đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn khi tham gia giao thông, Tích cực tham gia hoạt động.

II. Chuẩn b

+ Đồ dùng của cô

- Tập phim hoạt hình bi bo ben, tập 3 “Cảm xúc màu xanh, cảm xúc màu đỏ”

- Tranh minh họa bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh” trên ti vi

- Tranh lật bài thơ

- Mô hình ngang bài thơ

- Nhạc

+ Đồ dùng của trẻ

- Thẻ đeo theo đội

- Phông bì câu hỏi, kệ

- Xe đồ chơi

- 3 Hộp quà

- Trống lắc

- Thời gian: 20 - 25 phút

- Địa điểm: Trong lớp

III. Tổ chức hoạt động

STT

Cấu trúc

Hoạt động của cô và trẻ

1

HOẠT ĐỘNG 1:  Bé cùng thư giản

 

Chào mừng các bạn đến với chương trình “Bé vui đọc thơ” (Nhạc)

Đến với chương trình chúng ta chào đón các vị khách mới đó là các cô đến từ trường Mẫu giáo Mỹ Quới, Cô sẽ đồng hành cùng chương trình và thành phần không thể thiếu là sự tham gia của 3 đội lớp Mầm 2: Đội 1,2,3 (Vỗ tay)

Chương trình trải qua 3 phần

Phần 1: Thư giản

Phần 2: Bé vui đọc thơ

Phần 3: Bé tranh tài

Để các bạn không phải chờ lâu ngay bây giờ chương trình mời các đội cùng đến với phần 1 “Thư giản” bằng 1 đoạn phim hoạt hình bi bo ben tập 3 “Cảm xúc màu xanh, cảm xúc màu đỏ” mời các bạn cùng hướng mắt về ti vi để xem nhé. (Trẻ xem phim)

+ Trò chuyện về đoạn phim

Đoạn phim nói về tín hiệu gì?

Cho trẻ xem tín hiệu đèn giao thông

Mời trẻ dân tộc phát âm cùng cô từ "Đèn giao thông"

Khi đèn đỏ người láy xe làm gì?

Khi đèn vàng người láy xe làm gì?

Khi đèn xanh người láy xe làm gì?

Cô giáo dục trẻ cách tham gia giao thông an toàn, khi tham gia giao thông phải chấp hành tốt tín hiệu đèn giao thông.

2

HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng tham gia

 

+ Phần 2 “Bé vui đọc thơ”

Chương trình sẽ yêu cầu các bạn cùng đọc thuộc bài thơ với chủ đề giao thông đó là bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh” tác giả Định Hải

Cô cho trẻ đọc tên bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh”, tác giả Định Hải

Để đọc thuộc bài thơ ngay bây giờ cô mời các đội lắng nghe cô sẽ đọc bài thơ này cho lớp mình nghe nhé.

   Cô đọc thơ cho trẻ nghe.

-  Lần 1: Cô đọc diễn cảm + Tranh trên ti vi + nhạc đệm

Cô mời các bạn cùng đến với vườn thơ ca  lắng nghe cô đọc bài thơ này lần nữa nhé.

- Lần 2 : Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh lật + nhạc đệm

Để hiểu rỏ hơn nội dung bài thơ cô mời các bạn đến với mô hình lắng nghe cô trích dẫn và giảng nội dung nhé

- Lần 3: đọc với mô hình + Trích dẫn giảng nội dung

- Đoạn 1:

“ Dung dăng dung dẻ

  Vui vẽ đi chơi

  Đèn đỏ báo rồi

  Bạn chờ tí nhé!

Đoạn này nói đến khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ báo thì phải dừng lại.

 - Đoạn 2

“ Dung dăng dung dẻ

  Vui vẽ đi chơi

  Đèn xanh báo rồi

  Bạn ơi, đi nhé!

Đoạn 2 nói về khi tham gia giao thông gặp đèn xanh báo thì được đi

Cô dạy trẻ đọc thơ từng câu theo cô

Bây giờ chương trình mời các đội cùng tham gia phần bé vui đọc thơ, 3 đội sẽ tranh tài đọc bài thơ “Đèn đỏ đèn xanh”

- Cô cho 3 đội cùng thi đua đọc bài thơ

- Mời từng đội lên sân khấu đọc

- Mời nhóm trẻ đọc

- Mời vài cá nhân đọc (Trẻ còn yếu chưa có khả năng đọc, trẻ dân tộc đọc)

- Cô cho trẻ đọc thơ nối tiếp nhau

Cô chú ý sửa sai về lời bài thơ và cử chỉ điệu bộ cho trẻ

+ Phần 3: Bé tranh tài

Các bạn đọc thơ rất hay, chương trình có chuẩn bị các phông bì, trong mỗi phông bì có một câu hỏi, từng đội đại diện lên chọn một phông bì, các đội sẽ trả lời câu hỏi trong mỗi phông bì, trả lời đúng sẽ được tặng 1 chiếc xe đồ chơi, sau khi cô đọc câu hỏi các đội sẽ có thời gian hội ý, hết thời gian đội nào nhấn chuông trước sẽ dành quyền trả lời.

- Cô vừa đọc bài thơ gì? (Đèn đỏ đèn xanh)

Mời trẻ dân tộc phát âm cùng cô từ "Đèn đỏ đèn xanh "

- Trong bài thơ khi gập đèn đỏ chúng ta làm gì ? Thể  hiện qua những câu thơ nào ?

 “ Dung dăng.....................chờ tí nhé” 

- Khi gập  đèn xanh phải làm gì ? Đoạn thơ nào nói lên điều đó?

“ Dung dăng...................đi nhé”

- Thế khi đi qua đường có tín hiệu đèn con phải làm gì ? ( Gọi vài trẻ trả lời)

Giáo dục trẻ: Khi các con đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi và các con phải nhớ nhìn các biển tín hiệu đèn màu trước khi qua. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được qua.

3

HOẠT ĐỘNG 3 : Kết thúc chương trình

 

Ba đội cũng dành tặng chương trình một tiết mục văn nghệ, cho trẻ vận động bài hát “ Đèn đỏ đèn xanh”

Chương trình “ Bé vui đọc thơ” đã khép lại rồi

Cảm ơn các cô đã tham gia cùng chương trình

Cảm ơn 3 đội đã chú ý và tham gia các phần thi rất hay, các đội đọc thuộc được bài thơ theo yêu cầu của ban tổ chức, thay mặt chương trình cô có 3 món quà dành tặng cho 3 đội

Mời đại diện 3 đội nhận quà

Xin chào, hẹn gặp lại

 

 

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: TRƯỜNG MẪU GIÁO MỸ QUỚI

Địa chỉ: Ngã Năm - Sóc Trăng

Điện thoại:  - Fax:  - Email: